Các quy định về gờ giảm tốc mà bạn cần biết

Gờ giảm tốc là một trong những thiết bị an toàn giao thông tại Việt Nam được đặt ở hầu hết các con đường Việt Nam tuy nhiên đây là một thiết bị cũng gây ra không ít tai nạn giao thông đáng tiếc. Chính vì điều này mà pháp luật Việt Nam đã đưa ra một số quy định về gờ giảm tốc.

Gờ giảm tốc, gồ giảm tốc là gì ?

Gờ giảm tốc thường được đặt tại những điểm nguy hiểm hoặc khu vực có tốc độ giới hạn thấp. Đây là các đường dốc nhỏ với chiều cao từ 5 đến 10 cm và chiều dài khoảng 3-5 mét. Khi xe đi qua gờ giảm tốc, tốc độ của nó sẽ giảm dần đều do sự chuyển đổi từ độ cao của gờ xuống mặt đường, giúp giảm nguy cơ tai nạn và bảo vệ an toàn cho người đi đường.

Mặc khác, gờ giảm tốc ở Việt Nam còn gọi là vạch giảm tốc độ có tác dụng cảnh báo cho người điều khiển phương tiện thông qua thị giác và cảm giác rung động nhẹ để biết trước vị trí nguy hiểm, hoặc cảnh báo trong vùng nguy hiểm cần phải giảm tốc độ và chú ý quan sát để bảo đảm an toàn giao thông.
Quy định về gờ giảm tốc

 

Chỉ bố trí gờ giảm tốc: trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa, thâm nhập nhựa còn tốt, bề rộng mặt đường từ 2,5 m trở lên. Trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5 m, tùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp.
Không bố trí gờ giảm tốc trên đường cao tốc: Chỉ được phép bố trí gờ giảm tốc trên các đoạn đường nằm phía sau biển chỉ dẫn kết thúc đường cao tốc; trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc hoặc trong khu vực trạm thu phí.

Tùy theo điều kiện thực tế mà bố trí số cụm gờ giảm tốc từ 1 đến 3 cụm hoặc nhiều hơn, trường hợp đoạn đường ngắn có thể bố trí số gờ, số cụm ít hơn cho phù hợp.

Quy cách gờ giảm tốc bố trí theo dạng cụm như Hình 1 và Bảng 1.

CHÚ DẪN:

a – Khoảng cách giữa hai mép gờ giảm tốc cạnh nhau;
b – Bề rộng gờ giảm tốc;
t – Chiều dày gờ giảm tốc.

Hình 1 – Quy cách bố trí gờ giảm tốc dạng cụm
Bảng 1 – Quy cách bố trí gờ giảm tốc dạng cụm

Quy cách

Ký hiệu

Kích thước, mm

Khoảng cách giữa hai mép gờ giảm tốc

a

400

Bề rộng gờ giảm tốc

b

200 ÷ 400 (*)

Chiều dày gờ giảm tốc

t

÷ 6 (**)

(*): Trường hợp đặc biệt, bề rộng gờ giảm tốc (b) có thể lên đến 600 mm.

(**): Lựa chọn giá trị nhỏ đối với các cụm gờ bắt đầu cảnh báo hoặc chiều lên dốc (imax≥ 4%) hoặc gần các vị trí trường học, bệnh viện; giá trị lớn đối với các cụm gờ đến gần vị trí cần giảm tốc độ hoặc trên chiều xuống dốc; trường hợp đường lên dốc với độ dốc > 6% có thể sử dụng gờ dày 2 ÷ 3 mm.

 
Có được tự ý bố trí gờ giảm tốc hay không ?
 
Nhắc đến vấn đề này, mình đã có cơ hội đọc nhiều bài báo liên quan đến các tai nạn do gờ giảm tốc gây ra, mình xin trích dẫn một đoạn như sau:  “Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TPHCM), cho biết, không thể tự tiện làm gờ giảm tốc trên mặt đường, để lắp gờ giảm tốc, đơn vị quản lý tuyến đường phải mời các bên liên quan như Ban An toàn giao thông TP, Công an TP xem điểm đó có phải là điểm đen tai nạn không, có nhiều người chạy nhanh gây nguy hiểm không.”
Tuy nhiên, nếu bạn lắp đặt các gờ trong nhà xưởng công ty hoặc trong nhà để xe không vướng gầm thì không cần phải xin phép vì không gây nguy hiểm cho người dùng.
Đối với đoạn đường nhà bạn thường xuyên có nhiều người di chuyển tốc độ cao thì bạn phải báo lên chính quyền nơi sở tại để được cấp phép gằn gờ giảm tốc để đảm bảo an toàn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *